Các khái niệm liên quan Chứng_minh_toán_học

Chứng minh bằng hình ảnh

Chứng minh bằng hình ảnh cho tam giác (3, 4, 5) trong Chou Pei Suan Ching 500–200 TCN

Mặc dù không phải là một cách chứng minh chính quy, một cách biểu diễn hình ảnh cho một định lý toán học đôi khi được gọi là "chứng minh không cần lời". Hình ảnh bên phải là ví dụ của một chứng minh bằng hình ảnh cổ xưa định lý Pythagoras trong trường hợp tam giác (3, 4, 5).

Chứng minh sơ cấp

Bài chi tiết: Chứng minh sơ cấp

Một chứng minh sơ cấp là một chứng minh chỉ dùng các kiến thức sơ cấp. Cụ thể hơn, thuật ngữ được dùng trong lý thuyết số để ám chỉ các chứng minh không sử dụng phân tích số phức. Đôi khi người ta cho rằng một số định lý, như định lý số nguyên tố, chỉ có thể chứng minh bằng toán học "cao cấp". Tuy nhiên, qua thời gian, nhiều trong số các kết quả này đã được chứng minh lại chỉ bằng các kiến thức sơ cấp.

Chứng minh hai cột

Một chứng minh hai cột xuất bản năm 1913

Một dạng cụ thể của chứng minh sử dụng hai cột song song thường dùng trong các lớp hình học cơ bản[10]. Chứng minh được viết theo dạng một loạt hàng phân thành hai cột. Tại mỗi dòng, cột bên trái chứa các mệnh đề (hai đôi khi gọi là phát biểu), còn cột bên phải là lời giải thích ngắn gọn mệnh đề đó là gì, một tiên đề, giả thuyết, hay có được từ dòng trên (hoặc đôi khi chỉ gọi là "suy diễn").

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chứng_minh_toán_học http://people.web.psi.ch/gassmann/eneseminare/abst... http://2piix.com/articles/title/Logic/ http://research.microsoft.com/users/lamport/pubs/l... http://research.microsoft.com/users/lamport/pubs/p... http://www.springerlink.com/content/nj34v59p71m111... http://zimmer.csufresno.edu/~larryc/proofs/proofs.... http://www.math.uconn.edu/~hurley/math315/proofgol... http://www.math.wustl.edu/~sk/eolss.pdf http://www.cs.ru.nl/~freek/comparison/comparison.p... http://www.cut-the-knot.org/WhatIs/WhatIsProof.sht...